Xem thêm: Chó Corgi xứ Wales và nguồn gốc của chúng
Cardigan Welsh Corgi nguyên gốc, dựa trên nghiên cứu của W. Lloyd-Thomas và Clifford L.B. Hubbard, dường như bắt nguồn từ họ Teckel. Vào khoảng 3000 năm trước, những kẻ xâm lược thuộc bộ tộc chiến binh Celtic đã đem những chú chó corgi có đuôi từ Trung Âu tới Cardiganshire của xứ Wales xa xôi.
Ngay từ thế kỷ 10, người dân ở đây đã sử dụng những chú chó nhỏ, lùn này như những nhân viên chăn gia súc đắc lực.
Nguồn gốc tên gọi của chó Cardigan Welsh Corgi
Những điều lý thú trong cái tên Corgi
Khi viết cuốn sách về giống Corgi xứ Cardiganshire, tác giả Hubbard đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng về chúng. Quan điểm phổ biến nhất là nguồn gốc tên gọi này được tạo thành từ “cor” (lùn) và “Ci/ Gi” (chó).
Chưa hài lòng với điều đó, Hubbard đã đến Thư viện Quốc gia Wales (National Library of Wales) và Ban từ điển của Ban nghiên cứu Celtic (the Dictionary department of the Board of Celtic) để xem xét hàng trăm tập sách và bản thảo. Không phụ sự tìm tòi tâm huyết ấy, ông đã tìm thấy nhiều tài liệu tham khảo về từ “Corgwn” (dạng số nhiều của Corgi) cùng nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy từ Corgi liên quan đến “Cur”.
Trong cuốn “A Dictionary in Englyshe and Welshe của Wylliam Salesbury (xuất bản tại London năm 1547), có chứa tham chiếu đến “Corgi hoặc Curre dogge”. Thời kỳ đầu của những triển lãm chó, Corgi thường được gọi là “Cur”.
Chó Heeler
Corgi là một giống chó Heeler, tức là chúng chuyên cắn vào gót chân của gia súc. Chúng nhanh chóng được trưng bày tại các cuộc triển lãm nông nghiệp ở Wales. Tại đây chúng được xếp loại là Heelers. Từ Heeler là từ đồng nghĩa duy nhất bằng tiếng Anh của Corgi, trừ “cur” là bản dịch từ tên gọi của tiếng Wales.
Trong tiếng Wales, để chỉ hàng động “to heel”, người ta nói “sodli”. Trong nhiều thế kỷ, người dân Wales đã gọi Corgi là “Ci Sodli”.
Và nguồn gốc tên Cardigan trong chó Cardigan Welsh Corgi?
Giống chó có đuôi này còn có những cái tên thú vị khác nữa. Ở vùng Cardiganshire, chúng được gọi là “yard long dog”. Theo cách gọi của người dân địa phương là Ci Llathaid (chó dài 1 yard khi đo từ đầu mũi đến đầu đuôi). 1 yard của người Wales dài hơn 1 yard của người Anh là 4 inches.
Một ngôi làng nhỏ yên bình có tên Bronant nằm ngay trung tâm những ngọn đồi của Cardiganshire. Đây dường như là nơi duy nhất ở xứ Wales không có giống chó nào khác ngoài corgi cho đến năm 1870. Chính quanh Bronant là nơi tồn tại của những chú chó corgi thuần chủng cuối cùng.
Nếu truy về nguồn gốc nguyên bản nhất thì những chú chó corgi còn được gọi Corgi loại Bronant. Cũng có nguồn nhìn nhận giống chó này ở một góc khác. Vì chúng sống ở Cardiganshire nên cũng được gọi là Corgi Cardiganshire. Theo thời gian thì cái tên này đươc rút gọn dần thành Cardigan Welsh Corgi.
Corgi nguyên bản
Ngoại hình chung
Lloyd-Thomas mô tả giống Corgi thuần chủng như sau:
Corgi có thân dài và cơ bắp, rất lùn, xương to với chân trước hơi dốc vào trong và bàn chân trước hơi hướng ra ngoài. Xương ức của chúng nhô ra. Chúng có tai lớn, rủ xuống với đầu tai tròn. Trán rộng, mõm dài và thô, cổ cực kỳ khỏe. Bộ lông corgi mượt, dày và cứng. Đuôi của chúng dài và nhiều lông.
Corgi có tính cách điềm đạm.
Chúng nặng đến 30 lbs (khoảng 13,6kg).
Corgi thuần chủng có ngoại hình giống nhất với giống chó Dachshund kiểu cũ với bộ ngực nở nang.
Màu sắc chó heeler nguyên gốc
Những chú chó chăn gia súc Bronant thuần chủng có 3 màu chính. Màu vàng đậm pha đỏ vào một số thời điểm có thể gần như hoàn toàn đỏ vàng. Màu xanh dương và xanh xám kiểu merle. Phổ biến nhất là màu nâu vàng xám khó tả, pha chút xanh hoặc xám.
Trong tất cả các loại thì đều có màu trắng ở các mức độ khác nhau.
Thỉnh thoảng cũng có những chú chó chăn gia súc Bronant có màu đen trắng.
Điều khiến những chú chó Cardigan Welsh Corgi nguyên gốc thu hút
Chúng có tính cách kết hợp giữa sự thông minh, dũng cảm, trung thành, chân thật và rất biết nghe lời.
Corgi thuần chủng nói chung và những chú Cardigan Welsh Corgi thuần chủng nói riêng đặc biệt thân thiện với trẻ em. Chúng còn nổi tiếng với khả năng chăn dắt gia súc khéo léo. Nhờ ngoại hình đặc trưng thấp lùn với cơ thể rắn chắc, di chuyển linh hoạt, bộ óc thông minh, chúng dễ dàng chinh phục những bầy gia súc khó nhằn.
Khả năng lao động tuyệt vời
Trước năm 1875, các ngọn đồi bao quanh Bronant chủ yếu gồm đất thuộc sở hữu của Hoàng gia hoặc đất chung. Những người dân sống trên các mảnh đất này có quyền bình đẳng chăn thả gia súc.
Thực tế, qua nhiều thế hệ, mỗi gia đình đã xem một khu đất nhất định là lãnh thổ của mình. Điều này khiến những đàn gia súc của gia đình khác đi vào đó là bất hợp pháp. Nhiệm vụ của những chú chó chăn gia súc Bronant là giữ cho gia súc không đi lạc đàn hay lạc sang khu vực khác.
Chính nhờ khả năng lao động tuyệt vời đó, những chú chó heeler thuần chủng được đánh giá cao. Chúng cũng rất có giá trị.
Giữ gìn nguồn gen corgi thuần chủng
Thời bấy giờ đối với mỗi gia đình sở hữu những chú chó chăn gia súc Bronant, chúng đặc biệt quan trọng. Hiệu quả lao động của chúng có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của cả gia đình.
Một chú chó corgi tốt có khả năng đảm bảo có được khu vực chăn thả rộng. Nhờ đó mà người dân có thể duy trì một đàn gia súc lớn. Đồng nghĩa với việc họ sẽ có nguồn thu nhập tốt. Một chú chó heeler tốt được xem như một tài sản quý giá. Vì vậy họ luôn cố gắng duy trì giống nòi.
Chỉ những cá thể corgi tốt nhất được giữ lại. Họ cũng nỗ lực ngăn chặn sự giao phối bừa bãi làm hỏng gen. Nguyên tắc nhân giống có chọn lọc được tuân thủ nghiêm ngặt.
Chó heeler làm việc như thế nào?
Trong phần 2 của bài viết, anh béo tóc dài sẽ giúp bạn đọc hiểu được cách mà những chú chó corgi hoàn thành nhiệm vụ.
Xem thêm: Những sự thật thú vị về Pembroke Welsh Corgi
Xem thêm: Chó Cardigan Welsh Corgi và tiêu chuẩn của chúng
References:
–W. Lloyd Thomas: What The Modern Corgi Owes To Its Cardigan Ancestors. American
Kennel Gazette, Oct. and Nov. 1935.
-Clifford L.B. Hubbard: The Cardiganshire Corgi. Nicholson & Watson, London. 1952.
-Clifford L.B. Hubbard: Working Dogs of the World. Sidgwick and Jackson, London. 1947.
-John Holmes: The Farmer’s Dog. Popular Dogs. London. 2000.
-David Hancock: Old Working Dogs. Shire Album 123. Shire Publications, UK. 1998.
-Iris Combe: Herding Dog’s. Their Origin and Development in Britain. Faber and Faber.
London. 1987.