Mon-corgi-thuan-chung-cuoi-cung

Chó Cardigan Welsh Corgi – Nguồn gốc ít ai biết, lịch sử và Đặc điểm Nổi bật

trong

Chó Cardigan Welsh Corgi cũng thừa hưởng bản năng bẩm sinh của giống chó Corgi thuần chủng là cắn vào gót chân. Đây là cốt lõi phương pháp mà giống chó Corgi Cardigan thuần chủng này sử dụng để đối phó với những gia súc “xâm phạm” lãnh thổ. Lịch sử giống chó Corgi Cardigan có từ lâu đời hơn chó Pembroke.

Xem thêm: Nguồn gốc chó Cardigan Welsh Corgi

Xem thêm: Nguồn Gốc và Lịch Sử Giống Chó Pembroke Welsh Corgi: Chó Chăn Gia Súc Hoàng Gia Xứ Wales

giong-cho-cardigan-welsh-corgi-ten-Mon-corgi-thuan-chung-cuoi-cung

Mon, chú chó Corgi thuần chủng cuối cùng

Khả năng bẩm sinh đặc biệt của giống chó Cardigan Welsh Corgi

Khi có dấu hiệu đầu tiên cho thấy gia súc của hàng xóm sắp xâm phạm lãnh thổ, người nông dân sẽ gọi chó cardigan welsh corgi của mình. Sau đó họ nhanh chóng ra đứng gần cổng nhà. Họ thường cách đám gia súc xâm phạm ít nhất 500 yard (khoảng 450m).

Những chú chó chăn gia súc Cardigan Welsh Corgi rất thông minh. Chúng có thể làm việc hiệu quả ngay cả khi cách người điều khiển 1 dặm (khoảng hơn 1,6km) hoặc xa hơn nếu cần.

Từ vị trí đã chọn, đàn gia súc có thể ở trong tầm nhìn của người nông dân. Trong hầu hết trường hợp, những chú chó corgi bronant sẽ không thấy được đàn gia súc. Điều này do thân hình thấp đặc trưng của chó cardigan welsh corgi nguyên bản và địa hình đồi thoai thoải

Lúc này người chủ cần chỉ cho những nhân viên bốn chân phương hướng. Bằng cách họ quay chúng về phía cần đi. Sau đó, người nông dân bắt đầu huýt sáo nhẹ nhàng. Anh ta sẽ lặp đi lặp lại hai nốt nhạc một cao một thấp. Ngay lập tức Cardigan Welsh Corgi sẽ bắt đầu phi nước kiệu về phía đã được chỉ định.

corgi-cardigan-running

Đôi tai nhạy cảm tuyệt vời của những chú chó cardigan còn nghe được tiếng huýt sáo cho đến khoảng cách nhất định. Chúng sẽ tiếp tục chạy thẳng theo hướng đã định. Chúng chạy cho đến khi đàn gia xúc xâm phạm lãnh thổ lọt vào tầm nhìn. Ngay lập tức chúng dừng lại, thu mình sẵn sàng cho nhiệm vụ tấn công.

Chúng ta sẽ thấy hình ảnh dữ đội đáng kinh ngạc trái ngược với vẻ hiền lành dễ thương thường ngày.

Xem thêm: Chó Corgi Pembroke thuần chủng: Dấu hiệu nhận biết và thông tin cần thiết

Những nhân viên tận tụy

Trong công việc, Cardigan thực sự là những nhân viện tận tụy quyết đoán. Chúng sẽ lao thẳng tới cặp gót chân gần nhất để tấn công. Đàn gia súc sẽ tung những cú đá hậu mạnh mẽ hoặc chĩa cặp sừng nguy hiểm vào Corgi. Nhưng những chú Cardigan đều khéo léo vượt qua. Ngay khi vừa tấn công xong mục tiêu nào, những chú chó cardigan sẽ nhanh chóng rút ra rồi lao vào mục tiêu khác. Chúng tấn công đàn gia súc xâm phạm liên tiếp không ngừng.

Những nhân viên heeler này làm việc nhanh đến nỗi mắt thường có thể khó theo kịp. Tư thế của chúng rất mạnh mẽ quyết đoán. Corgi bắt đầu dang rộng hai chân trước, đầu hạ thấp, giữ thăng bằng thân trên trước khi cuộn mình lao như tia chớp. Cardigan Welsh Corgi như những mũi tên khéo léo luồn lách, né những móng guốc nguy hiểm trong gang tấc. Hàm răng trăng khỏe sáng lóe lên cắn vào mục tiêu không ngừng.

Từ phía xa, người nông dân vẫn luôn không ngừng quan sát chúng. Khi thấy tình hình đã ổn, anh ta sẽ từ từ đưa tay lên môi. Một tiếng huýt sáo cao và kéo dài vang lên xé toạc không khí. Nhân viên chăn gia súc tận tụy đang lao nhanh như vũ bão sẽ dần chậm lại, dừng lại và quay đầu. Nhận được tín hiệu trở về nó lập tức phi nước đại qua đồng cỏ cao, thô. Dáng vẻ nhẹ nhàng như một chiếc thuyền máy lướt trên mặt nước. Cặp chân ngắn nhưng tận dụng cơ thể dài chúng rất khéo léo để đạt được tốc độ đáng kinh ngạc.

Sự thật thú vị về bản năng được thuần hóa để chăn gia súc của giống chó Cardigan Welsh Corgi

Nhắc đến việc chăn gia súc, chúng ta nhầm tưởng rằng bao gồm việc lùa gia súc đi xa ăn cỏ và gom chúng về khi đã được ăn no nê.

Đúng là như vậy. Nhưng với chó corgi cardigan thì khó có thể hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ trên. Chó corgi được nuôi dưỡng để chủ yếu lùa đàn gia xúc đi xa hơn. Trên thực tế, chó corgi thuần chủng nói chung và cardigan nói riêng thiếu bản năng tụ đàn của loài chó chăn gia súc.

Chính sự thiếu hụt này dẫn đến sự suy tàn của giống chó corgi cardigan nguyên bản trên các đồng cỏ.

Nguồn gốc của sự hiểu lầm này là ở đâu?

Những gia súc đã có trải nghiệm bị cắn gót bởi giống chó corgi cardigan nguyên bản có xu hướng hoảng sợ và chạy về chuồng khi thấy chúng xuất hiện. Lợi dụng điều này, một số người nông dân xưa đã thả một con corgi về phía khu vực gia súc đang ăn cỏ để dọa chúng sợ. Trước khi những chú chó cardigan welsh corgi đến quá gần đàn gia súc và chuẩn bị tấn công, họ sẽ gọi chúng quay về.

Thật đáng tiếc phương pháp này đem lại kết quả không mấy khả quan. Đám gia súc khi thấy giống chó corgi cardigan lại bỏ chạy toán loạn theo hướng ngược lại. Corgi là loài chỉ chạy thẳng. Nó hoàn toàn không đủ khả năng gom lại đàn gia súc đã thả ra.

Tầm ảnh hưởng của loài chó chăn gia súc Brindle lên giống chó Cardigan Welsh Corgi thuần chủng

Truy về nguồn gốc giống chó Corgi Cardigan xa xưa, chúng được nuôi dưỡng vì chúng đóng vai trò tương tự như những hàng rào bảo vệ. Như đã nói ở trên, chúng ngăn chặn sự xâm phạm lãnh thổ của đàn gia súc lạ.

Năm 1875, hàng rào thép được phát minh và nhanh chóng trở nên phổ biến. Chính phủ quyết định chia nhỏ đất. Họ đã bán nhiều đất thuộc sở hữu của Hoàng gia quanh Bronant cho những người nông dân. Hàng rào thép cũng xuất hiện từ đây để dễ dàng cho việc chia đất. Điều này đã tác động nghiêm trọng đến giống chó Corgi Cardigan nói riêng, Corgi nói chung và tương lai của chúng.

Sự thay thế lịch sử dành cho giống chó Cardigan Welsh Corgi thuần chủng

Lúc này, người nông dân không chỉ được sở hữu mà đất đai đã được rào chắn cẩn thận. Nhờ hàng rào mà không có gia súc ngoại lai xâm phạm. Những khả năng quý giá của chó Corgi Bronant không còn giá trị hay hữu ích nữa. Lúc này họ cần một loài chó có khả năng đưa đàn gia súc của họ về nhà đầy đủ và an toàn.

Dần dần Corgi bắt đầu nhường chỗ cho những chú chó chăn gia súc. Những chú chó chăn gia súc có kĩ năng hiệu quả hơn corgi. Đó là chúng có xu hướng vòng ra phía đối diện trang trại vừa sủa vừa cắn vào hông gia súc để lùa chúng về trang trại.

May mắn thay, sự chuyển đổi từ Corgi hay cardigan sang chó chăn gia súc mới không hoàn toàn phổ biến. Hầu hết các trang trại nằm ở vùng đất thấp, vào đầu thế kỷ 20, chó chăn gia súc và chó Collie đã trở thành lựa chọn phổ biến. Nhưng ở các trang trại nằm ở vị trí cao hơn, vẫn còn nằm liền kề vùng đất chung còn lại, giống chó corgi cardigan nguyên bản vẫn được giữ lại.

Nhược điểm của Brindle Herder

Chó chăn gia súc thay thế cho Corgi Cardigan có một nhược điểm lớn đó là thiếu sự nhiệt huyết và động lực cần thiết cho công việc. Chỉ một trong sáu con chó thực sự làm việc tốt.

Sự lai tạo với giống chó Corgi thuần chủng

Người nông dân đã nghĩ ra cách lai tạo chúng với những chú chó corgi cardigan thuần chủng còn sót lại.

Kết quả tuyệt vời tạo nên lịch sử giống chó Corgi hiện tại

Từ góc nhìn của người yêu mến corgi thì sự lai tạo này thật sự đạt được hiệu quả. Gen của chó corgi là trội và hầu như không bị thay đổi nhiều. Ngoại hình thấp lùn đáng yêu đặc trưng, nhanh nhẹn, cường tráng và tính cách thân thiện được di truyền lại.

Có một sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng giống không chỉ ngoại hình mà còn tính cách. Corgi có đầu thanh thoát hơn, tai dựng thẳng, đường nét và cách di chuyển cũng duyên dáng hơn. Não chúng cũng nhạy bén hơn. Một thế hệ Corgi mới, tốt hơn, đẹp hơn đã ra đời.

Hoặc không

Nhưng đối với người nông dân điều này lại không phải tín hiệu thành công. Vì mục tiêu của họ là tạo ra một giống chó mới có đầy đủ khả năng mong muốn cho việc chăn gia súc. Bản năng của Corgi nói chung và Cardigan nói riêng là săn đuổi. Tiếc là khả năng này không được kết hợp với khả năng gom đàn của Brindle Herder. Chúng vẫn là những chú chó săn đuổi gia súc – nhưng được cải tiến hơn.

Nhờ những trang trại cao ở gần đất hoàng gia, kết quả của việc lai tạo giữa Brindle Herder và giống chó Cardigan Welsh Corgi đã sống sót. Chúng chính là tổ tiên của giống Corgi ngày nay.

Sự lai giống giữa giống chó Corgi thuần chủng và giống chó Collies

Cũng như lần trước, cả về thể chất lẫn tinh thần thì Corgi thể hiện sự trội trong gen.

Kết quả của sự lai tạo này là giống chó Heeler. Chúng có tính cách dễ thương, thân hình nhỏ, dài, thấp và cơ bớp.

Giống Heeler chỉ thể hiện sự pha trộn với Collies ở phần đầu, bộ lông và đuôi. Khi được lai trở lại với một con chó Corgi thuần chủng, rất khó để phân biệt chó Heeler cái với Corgi thuần.

Trong cuốn sách “Modern Dogs (Non-Sporting Division), 1894” đã nhắc đến một giống chó tên là “Welsh heeler”. Tác giả Rawson B.Lee mô tả chúng là một “con vật nhỏ, lông trơn, có màu tortoiseshell hoặc mirled (sic!), đôi mắt kiểu wall-eyed, nhanh nhẹn và hoạt bát khi làm việc trên các ngọn đồi”.

Xem thêm: Định nghĩa mắt wall-eyed 

Sự kết thúc của giống chó Corgi thuần chủng

Theo như Lloyd-Thomas nhớ lại, đầu năm 1929, chú chó corgi thuần chủng cuối cùng tên là Mon đã bị một chiếc xe tải cán qua.

Mon là một cá thể thuần chủng tuyệt vời và điển hình của giống chó Bronant cổ. Lịch sử gia đình của chú chó corgi nguyên bản này có thể truy nguyên qua vô số thế hệ.

Cũng coi như may mắn khi chú chó corgi thuần chủng cuối cùng này đã kịp có hậu duệ với một cô vợ Corgi lai Brindle Herder. Những con chó con trong đàn này đã kế thừa đáng kể tính cách và ngoại hình nổi bật của Mon.

Tác giả Hubbard, trong cuốn “Working Dogs of the World” cho rằng một phần do sự cô lập và một phần do sự chăm sóc kĩ lưỡng của người nhân giống mà đã giữ lại được hình dáng Corgi Cardiganshire có nhiều nét giống với loài chó săn gia súc nguyên thủy của người Celt cổ đại.

Xem thêm: Những sự thật thú vị về Pembroke Welsh Corgi 
Xem thêm: Chó Cardigan Welsh Corgi và tiêu chuẩn của chúng 
References:

W. Lloyd Thomas: What The Modern Corgi Owes To Its Cardigan Ancestors. American
Kennel Gazette, Oct. and Nov. 1935.
-Clifford L.B. Hubbard: The Cardiganshire Corgi. Nicholson & Watson, London. 1952.
-Clifford L.B. Hubbard: Working Dogs of the World. Sidgwick and Jackson, London. 1947.
-John Holmes: The Farmer’s Dog. Popular Dogs. London. 2000.
-David Hancock: Old Working Dogs. Shire Album 123. Shire Publications, UK. 1998.
-Iris Combe: Herding Dog’s. Their Origin and Development in Britain. Faber and Faber.
London. 1987.

Don`t copy text!