Chó có bầu cần làm gì? Hướng dẫn chi tiết về dinh dưỡng cho chó mang thai, chăm sóc sức khỏe, những lưu ý đặc biệt trong suốt thai kỳ của chó mẹ. Bài viết được chia sẻ dựa vào kinh nghiệm thực tế của anh béo tóc dài.
Lưu ý về sức khỏe và vận động sau khi phối giống
Chó cái sau khi phối giống xong thực ra không cần phải kiêng cữ nhiều.
Sau khi phối giống xong, nên cách ly các bé từ 7-10 ngày. Việc này để chắc chắn bé hết hoàn toàn việc chịu đực và không bị chó đực khác nhảy. Có trường hợp trứng của chó cái còn khả năng gặp tinh trùng kéo dài hơn chu kì bình thường.
Bé vẫn còn “mùi” thu hút chó đực và còn “chịu đực”. Nếu rủi ro để một loài khác phối thì sẽ rất đáng tiếc.
Nếu bé chó nhà bạn quá năng động thì khi chó có bầu sẽ tự dịu lại, không gây ảnh hưởng đến chó con.
Chế độ ăn uống lúc này vẫn duy trì như bình thường, chưa cần tăng cường về số lượng cũng như chưa cần bổ sung quá nhiều dinh dưỡng.
Xem Thêm: Cần Làm Gì Khi Chó Lên Giống: Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Xử Lý Hiệu Quả?
Nhận biết các dấu hiệu sớm chó có bầu cần làm gì
Thông thường khi đi lấy giống chó cái sẽ được phối hai lần (hai nước). Hai nước phối trong hai ngày liên tiếp hoặc cách nhau một ngày. Từ khoảng ngày thứ 25 đến 30 kể từ ngày phối là có dấu hiệu nhận biết chó có bầu hay không.
Bằng kinh nghiệm thì anh chị em có thể quan sát thấy những dấu hiệu khá rõ. Vú của con cái hồng, to và căng. Nếu là cái tơ thì sẽ thấy rõ màu hồng rất đẹp. Chó đã qua sinh nở thì vú sẽ căng và to. Ở một vài cô chó có dấu hiệu nghén, bỏ ăn hoặc nôn ói.
Để chắc chắn hơn nữa thì tới thời gian này anh chị em có thể đưa cô chó đi siêu âm.
Khi đã chắc chắn, chó mang thai cần được chăm sóc như thế nào?
Chế độ ăn uống vẫn duy trì các món ăn thường ngày. Tuy nhiên có thay đổi một chút về lượng và số lần ăn. Ngoài ra anh chị có thể kèm theo một vài thực phẩm chức năng để bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho chó mang thai. Tuyệt đối không cho chó ăn mặn hay nhiều gia vị. Lúc này hạn chế cho chó có bầu ăn nhiều tinh bột như cơm, cháo.
Giai đoạn 1: Chó mang thai ăn gì từ khi xác định có bầu đến khoảng 45 ngày.
Về số lần cho ăn, anh chị vẫn duy trì như bình thường.
Thực phẩm của chó bầu chủ yếu là thịt tươi như heo, bò, gà, sữa, phô mai lạt, yaourt, hạt cho chó, trứng gà, trứng lộn. Khẩu phần cho mỗi bữa có thể tăng lên một chút. Anh béo tóc dài cho ăn ngày hai cữ chính và một cữ phụ (có hoặc không).
Thức ăn mỗi bữa linh hoạt về loại. Việc này giúp chó bầu không ngán và có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tùy vào mức độ ăn của chó bầu nhà bạn mà bạn điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý nhé.
Thực đơn tham khảo như sau:
- Sáng vào khoảng 9-10h: 150ml sữa bầu dạng bột/dạng nước cho chó/ sữa tươi không đường hoặc 50gr-70gr hạt. Hạt có thể ngâm mềm với một xíu nước hoặc sữa.
- Chiều 15h-17h: thịt bò/ thịt heo/ thịt gà (hoặc mix cùng hạt và rau củ tươi).
- Cữ phụ có thể vào buổi trưa hoặc tối. Một hũ sữa chua không đường hoặc một trứng lộn/ trứng gà (sống hoặc luộc) hoặc phô mai lạt.
Mua Sữa Bio-Milk Cho Chó Mèo Tại Đây
Mua Hạt Cho Chó Smartheart Adult 400g Vị Bò Tại Đây
Giai đoạn 2: Dinh dưỡng cho chó mang thai từ 45 ngày đến lúc gần sinh
Đây là giai đoạn con con phát triển nhanh để hoàn thiện các bộ phận, khung xương.
Cần tăng lượng thức ăn và bổ sung vi chất dinh dưỡng hỗ trợ thai kì cho chó mang thai. Vẫn là những loại thức ăn như giai đoạn 1 nhưng anh béo tóc dài tăng thêm một cữ chính. Bên cạnh đó, bổ sung vi chất như canxi, sắt, vitamin d3 để chó mẹ có đủ dinh dưỡng nuôi con trong bụng.
Thực đơn chăm sóc chó bầu tham khảo như sau:
- Sáng khoảng 9-10h: 150ml sữa bầu dạng bột/dạng nước cho chó/ sữa tươi không đường hoặc 50gr-70gr hạt. Hạt có thể ngâm mềm với một xíu nước hoặc sữa.
- Cữ phụ có thể vào buổi trưa lúc 12h-13h: một hũ sữa chua không đường hoặc một trứng lộn/ trứng gà (sống hoặc luộc) hoặc phô mai lạt.
- Chiều 15h-17h: thịt bò/ thịt heo/ thịt gà (có thể mix cùng hạt và rau củ tươi).
- Tối lúc 20h: 100ml sữa/ 50gr hạt ngâm mềm với xíu nước hoặc sữa/ 1 trứng.
Một số rủi ro trong quá trình chăm sóc chó mang thai
Nếu trong quá trình chó mang bầu không xác định điều gì bất thường thì có thể siêu âm từ 1 đến 2 lần. Thời điểm là vào khoảng sau 50 ngày để xác định ngày dự sinh. Nếu bé chó khỏe mạnh thì việc siêu âm chó có bầu là không cần thiết. Bởi vì siêu âm nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chó con.
Trong trường hợp có xảy ra bất thường như bỏ ăn, có ra dịch xanh… thì hãy siêu âm để xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.
Xem thêm về rủi ro tại đây….
Chăm sóc chhó có bầu cần làm gì nữa?
Có thể tăng cường bảo vệ cho cả chó mẹ và chó con trong bụng bằng việc chích dưỡng thai. Đưa bé tới bệnh viện/ phòng khám để chích dưỡng thai hoặc thuốc bổ nhé. Chú ý khi di chuyển bằng xe cần nhẹ nhàng để tránh làm chó có bầu bị sốc hoặc động thai.
Ngoài chú ý chế độ ăn, cũng cần lưu ý đến môi trường sống của chó. Anh chị em nên cho chó ra ngoài đi dạo và phơi nắng thường xuyên. Việc phơi nắng và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho chó. Ngoài ra nó còn giúp bé sinh con được thuận lợi hơn.
Chó mang thai cần được chăm sóc như thế nào – lưu ý khác
Trong tự nhiên chó là loài ăn tạp. Vì vậy chế độ ăn phù hợp nhất cho chúng là những thực phẩm tươi sống. Nếu có khả năng, bạn hãy cho chó có bầu ăn thịt, rau củ tươi sống để hệ tiêu hóa của chúng hoạt động tốt nhất nhé.
Trường hợp chó có dấu hiệu tiêu chảy có thể do bạn cho ăn quá nhiều dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bạn hãy cắt một cữ ăn hoặc giảm lượng thức ăn mỗi bữa lại và bổ sung men vi sinh cho chúng nhé.
Tuyệt đối không cho chó bầu ăn xương vì nó có thể không được dạ dày chó tiêu hóa dẫn đến tắc ruột. Kể cả chó có bầu hay không, hãy tránh cho chúng ăn xương để đảm bảo sức khỏe nhé.